Lưu ý:

Danh mục

Tìm kiếm

05/08/2022

Đau đầu do căng thẳng


    Đau đầu căng thẳng là cảm giác đau âm ỉ như bị kẹp đầu và đau tăng lên khi bị stress, mệt mỏi, tiếng ồn hoặc ánh sáng. Thường cảm giác đau toàn đầu, có thể đau nhiều ở cổ hoặc vùng chẩm và không có dấu hiệu thần kinh khu trú.  Bệnh phổ thường gặp ở người lớn.

    Có hai loại đau đầu dạng căng thẳng:
  • Đau đầu do căng thẳng tạm thời: Xảy ra dưới 15 ngày mỗi tháng.
  • Đau đầu do căng thẳng mãn tính: Xảy ra hơn 15 ngày mỗi tháng.
    Cơn đau đầu thường kéo dài từ 30 phút cho tới vài ngày. Các cơn đau tạm thời thường bắt đầu dần vào giữa ngày. 
Người bị đau đầu mãn tính có cơn đau dài hơn, mạnh hơn hoặc giảm dần trong ngày, tuy nhiên luôn có cảm giác đau âm ỉ.
    Tuy nhiên nhức đầu căng thẳng sẽ không làm ảnh hưởng tới nhịp sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bởi cơn đau không gây ảnh hưởng tới tầm nhìn, sự cân bằng hoặc sức mạnh.

    Ai dễ bị đau đầu căng thẳng?

    Phần lớn người trưởng thành đều từng bị đau đầu do căng thẳng. Trong đó chỉ có 3% người bị đau đầu căng thẳng mãn tính hàng ngày. Phụ nữ dễ bị đau đầu do căng thẳng hơn đàn ông.
    Hầu hết người bị nhức đầu căng thẳng đều theo từng đợt nhưng không quá một hoặc hai lần một tháng, nhưng bệnh có thể xảy ra thường xuyên hơn.
Người bị đau đầu dạng căng thẳng mạn tính thường bị bệnh hơn 60 – 90 ngày.

    Các triệu chứng bệnh đau đầu căng thẳng

    Một vài triệu chứng phổ biến của bệnh đau đầu căng thẳng gồm:
  • Đau hoặc có áp lực nhẹ đến vừa phải ở phía trước, đỉnh hoặc hai bên đầu.
  • Nhức đầu từ phía sau 
  • Mất ngủ đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Cảm giác cáu gắt khó chịu
  • Không tập trung
  • Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn
  • Đau cơ  
    Khác với bệnh đau nửa đầu, bạn sẽ không xuất hiện kèm các triệu chứng thần kinh khác như yếu cơ hoặc mờ mắt. Một số triệu chứng khác của bệnh đau đầu căng thẳng nhưng không phổ biến gồm: nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn, đau dạ dày, buồn nôn và nôn.

    Những nguyên nhân dẫn tới đau đầu căng thẳng thần kinh

    Bệnh đau đầu căng thẳng không chỉ có một nguyên nhân duy nhất gây ra. Hầu hết nguyên nhân gây bệnh do căng thẳng từ phía công việc, trường học, gia đình, bạn bè hay các mối quan hệ xã hội khác.
    Thường bệnh có thể do một tình huống căng thẳng duy nhất hoặc do tích tụ từ nhiều nguồn. Việc gặp căng thẳng hàng ngày có thể dẫn tới đau đầu mãn tính.
Loại đau đầu do căng thẳng thường không di truyền trong gia đình.
Một số người mắc bệnh đau đầu do căng thẳng thần kinh bởi các cơ phía cổ và gáy bị thắt chặt do:
  • Nghỉ ngơi không đủ thời gian
  • Tư thế ngồi không đúng
  • Trầm cảm 
  • Lo lắng qua độ
  • Sử dụng quá nhiều caffein
  • Thiếu sắt

Cách điều trị bệnh đau đầu do căng thẳng

    Theo các bác sĩ, đau đầu dạng căng thẳng nên điều trị ngay khi mới bắt đầu xuất hiện và các triệu chứng còn nhẹ. Mục đích điều trị là giúp giảm đau đầu đi kèm.  Các phương pháp điều trị:
  • Dùng thuốc trị đau đầu: Điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường đối với bệnh này thường không có kết quả, thay vào đó dùng thuốc điều trị đau nửa đầu đôi khi lại hiệu quả với trường hợp này.
  • Liệu pháp thư giãn: Bên cạnh đó, người gặp phải các cơn đau đầu do căng thẳng nên kết hợp các liệu pháp thư giãn như xoa bóp, tắm nước nóng, chườm lạnh.
  • Thực hiện phản hồi sinh học
  • Quản lý căng thẳng: Kiểm soát các nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài sẽ giúp điều trị tốt hơn.
    Thường khi đi khám, bác sĩ sẽ khuyên sử dụng các loại thuốc Tây giảm đau để ngăn chặn các cơn đau. Nếu thuốc giảm đau không có hiệu quả bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau theo toa hoặc thuốc giãn cơ. 
    Một số loại thuốc khác có thể giúp bạn không bị đau đầu do căng thẳng như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp và thuốc chống động kinh. Tuy nhiên người bệnh nên tỉnh táo để nhận thức được thuốc không thể chữa được tận gốc chứng đau đầu và dùng lâu dài sẽ gây phụ thuộc vào thuốc. Thêm vào đó, tất cả các loại thuốc Tây đều có tác dụng phụ.